Những nguyên nhân dẫn đến máy lạnh không vào điện
Các bộ phận của máy lạnh hoạt động lâu ngày có thể xảy ra những sự cố. Chúng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Đầu tiên là do máy lạnh bị mất nguồn. Với những thống kê gần đây, thì số liệu cho thấy tình trạng này xảy ra chiếm phần trăm nhiều hơn. Điều này có thể lý giải. Vì với nhiệt độ những ngày hè không gì tuyệt vời hơn khi có một chiếc máy lạnh. Do đó, nhu cầu sử dụng cũng tăng lên. Việc bật máy lạnh trong thời gian dài liên tục sẽ dẫn đến hậu quả quá tải. Thêm vào đó là việc bố trí và lắp đặt máy một cách không hợp lý. Đây cũng là lý do khiến dàn nóng không thể tản nhiệt được. Lúc này, máy lạnh dường như chỉ hoạt động một chiều. Chỉ có thể phát chứ không xả được. Việc này làm cho máy lạnh bị chết tụ. Nó chỉ còn vận hành mỗi quạt gió làm lạnh.
Không nên tự ý sửa máy lạnh không vào điện do hư block
Một nguyên nhân khác là do không đáp ứng đủ số điện áp. Mỗi lạnh có chỉ số hiệu điện khác nhau. Vì thế, bạn cần nên xem xét kỹ trước khi lựa chọn mua hàng. Nếu điện áp trong gia đình bạn không đảm bảo đủ cung cấp dòng điện cho máy thì sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng xảy ra. Có thể là chập cháy, hoặc ảnh hưởng cả hệ thống điện trong nhà.
Ngoài ra, nguyên nhân còn do attomat không được bật hoặc chưa được gạt. Tình trạng này bạn có thể tự mình kiểm tra một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, máy lạnh của bạn gặp vấn đề có thể xuất phát từ Block. Hay còn gọi là máy nén. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do thừa hoặc thiếu gas. Ngoài ra còn liên quan đến cuộn dây contactor bị hư bên trong. Điện thế thấp cũng là một nguyên nhân cần được nhắc đến ở đây. Hay đơn giản là do vấn đề vệ sinh. Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần
Máy không vào điện cũng có thể là do điều khiển máy lạnh của bạn gặp vấn đề chứ không phải máy lạnh hư hỏng bộ phận nào. Mọi người chỉ tập trung kết cấu của máy lạnh mà đôi khi không để ý đến remote. Nó đôi khi cũng là một nguyên nhân làm máy lạnh chúng ta không vào điện.
Khắc phục tình trạng máy lạnh không vào điện như thế nào?
Đầu tiên bạn phải kiểm tra remote xem thử chúng còn hoạt động không. Nếu remote máy lạnh bị hỏng do hư mạch hay hết pin. Remote không hoạt động cũng có thể là do bạn đang vô tình ấn nhầm nút “lock” trên điều khiaanr, lúc này bạn có thể mở khóa qua bài “Hướng dẫn mở khóa remote máy lạnh đơn giản” của chúng tôi nhé. Còn nếu remote bị hỏng mạch thì bạn nên tìm đến những trung tâm sửa chữa uy tín để được tư vấn cách khắc phục tốt nhất nhé. Sau đó bạn phải kiểm tra xem:
- Điện áp cung cấp cho máy lạnh nhà bạn có đủ không nếu điện áp quá thấp thì máy lạnh sẽ không chạy được.
- Kiểm tra aptomat và dây điện: dùng 1 dây điện khác cấp điện trực tiếp cho máy lạnh không qua aptomat. Nếu máy lạnh hoạt động có nghĩa là dây điện bị đứt hoặc aptomat bị hỏng.
- Dây cung cấp điện cho máy lạnh có bị hỏng hay không? Cách kiểm tra cũng hết sức đơn giản bạn hãy dùng 1 dây dẫn khác đấu qua aptomat máy lanh. Nếu như máy lạnh chạy thì dây cấp điện đã bị đứt.
Máy lạnh không vào điện có thể do dây điện bị đứt
Sau khi kiểm tra các nguyên nhân phía trên thấy dây cung cấp điện, điều khiển từ xa, aptomat đều bình thường thì chiếc điều hòa nhiệt độ nhà bạn đã bị hỏng phần trong máy do chập cháy bo mạch, lỗi bo mạch (lỗi chip điều khển), cháy quạt hoặc hỏng block.
Nếu như sau khi thực hiện xong tất cả các kiểm tra trên nhưng dây cung cấp điện, điều khiển từ xa, aptomat đều không bị hỏng nghĩa là máy lạnh đã bị hỏng bên trong do cháy bo mạch hay hỏng block,...Đối với những trường hợp này bạn phải tháo dỡ máy để kiểm tra bên trong board mạch. Lúc này chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến sự giúp đỡ và tư vấn của các trung tâm sửa chữa điện lạnh uy tín để khắc phục tình trạng máy lạnh bị mất nguồn.
Tuyệt đối không tự ý sửa chữa khi không có kiến thức, kĩ năng vì sẽ dẫn đến những hư hỏng nặng hơn và nguy hiểm hơn có thể gây chập điện nhà bạn.
Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo trì máy lạnh
Để máy lạnh của bạn có thể hoạt động tốt và có thể sử dụng lâu hơn so với thời hạn. Thì bạn cần bỏ ghi chú lại những bí quyết sau đây
- Tháo rửa lưới lọc dàn lạnh thường xuyên. Có thể khoảng 1 tháng/ lần. Riêng đối với phần cục nóng thì dùng nước có lực xịt mạnh để đẩy bụi bặm ra một cách sạch nhất. Chú ý không được làm dẹp phần này. Vì nó có nhiệm vụ tản nhiệt. Gíup máy lạnh không quá nóng trong quá trình sử dụng
- Áp dụng bảo trì máy lạnh theo mùa. Đối với mùa nóng thì làm trước khoảng một tháng. Còn khi thời tiết vào đông thì có thể trễ 2-3 tháng.
- Quan trọng là phần Outdoor, phần Indoor không làm cũng được. Vì giải nhiệt ngoài trời luôn luôn được chú trọng hơn. Phải giữ phần Outdoor sạch sẽ, thoáng mát. Tránh cho bụi bẩm bám vào làm cản trở quá trình tản nhiệt. Cũng như không đặt nó ở những nơi bí hơi hoặc quá nóng. Nhưng cũng không thể để nó tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Sử dụng và bảo quản máy lạnh như thế nào là đúng cách là điều cần thiết trong tiết trời lên đến 36 độ C. Đối với việc sửa chữa cũng như bảo quản máy lạnh nào quá khó thì nên nhờ sự trợ giúp của kỹ thuật viên. Họ sẽ tìm ra và giải quyến vấn đề nhanh chóng.